Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện ở nước ta phát triển khá mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay như là sơn tủ điện thang máng cáp, vỏ máy.. Ngoài ra sơn tĩnh điện xe máy, nhôm sơn tĩnh điện , các tủ bếp và còn nhiều ứng dụng khác trong đời sống
Là 1 phương pháp phun sơn ứng dụng nguyên lý tĩnh điện có nghĩa là tích điện cho bột sơn và phun vào bề mặt cũng được tích điện bằng súng phun và tạo ra liên kết mạnh giữa bột sơn và vật cần sơn
Nói thì đơn giản zậy thôi cho dễ hiểu chứ vấn đề sơn tĩnh điện này cũng khá phức tạp, bây giờ mình sẽ đi sâu vào từng phần đã nêu ở định nghĩa
Nguồn điện 220V qua tủ điện chuyển thành dòng hạ thế 24V, được dẫn tới bộ phát cao áp ở súng phun, kim dẫn điện ở đầu súng phun được tiếp xúc với bộ phát cao áp. Sơn và khí khi ra tới đầu súng sẽ được nhiễm điện do tiếp xúc với kim dẫn điện.
Sơn và khí qua tiếp xúc với kim dẫn điện sẽ được mang 1 điện tích cùng dấu (-), vật phun được tiếp mát sẽ cho bề mặt mang điện tích (+), các phân tử sơn mang ion (-) sẽ có lực hút với các phân tử trên bề mặt của sản phẩm mang ion (+) tạo sức bám dính tốt hơn và hạn chế bay ra ngoài. Sự tiết kiệm sơn cũng được tăng cao nhờ nguyên lý tĩnh điện này.
Bột sơn tĩnh điện:
+ Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện , bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.
+ Phân loại Bột sơn tĩnh điện : Bột sơn tĩnh điện hiện nay gồm 04 loại phổ biến: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture), nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.
+ Điều kiện bảo quản: Như đã nói ở trên, điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó là dạng bột khô không chứa dung môi và không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất:
– Để nơi khô ráo, thoáng mát
– Nhiệt độ bảo quản dưới 33C (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam)
– Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp
Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
– Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox…
– Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,…
Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:
– Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.
– Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, …
Thu hồi bột sau khi sơn
+ Hệ thống thu hồi: Dùng Filter hoặc cyclone
+ Cách sử dụng lại bột thu hồi: Để có thể sử dụng bột thu hồi một cách hiệu quả nhất ta phải trộn bột thu hồi với bột mới theo tỉ lệ 1:1. Nếu bột có lẫn tạp chất hoặc độ tích điện yếu ta phải sử dụng máy rây bột.